Cây Trầu bà là một trong những loại cây phong thủy được nhiều người lựa chọn để đặt trong văn phòng, trong nhà vì dễ trồng, dáng đẹp và có ý nghĩa tốt lành. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà, cây trầu bà hợp với mệnh gì, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà trong nước, trong đất.
Cây trầu bà
Cây trầu bà hay còn được gọi là Vạn niên thanh leo, Hoàng kim, Thạch cam tử, Hoàng tam điệp… có nguồn gốc từ Indonesia.
Trầu bà là loài cây dây leo thân mềm, lá có hình trái tim hoặc gần giống. Thân cây có nhiều mắt, rễ có thể tủa ra tại các mắt đó. Cây trầu bà là loài cây ưa nước, không chịu được nắng gắt, có thể trồng ở trong đất hoặc trong nước.
Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu bà?
Trong phong thủy, cây trầu bà tượng trưng cho sự thịnh vượng, thăng tiến. Vì vậy, nhiều người lựa chọn cây trầu bà để đặt trong nhà, bàn làm việc với hy vọng sẽ gặp may mắn, tài lộc, giúp sự nghiệp thăng tiến, ít trắc trở.
Cây Trầu bà hợp với mệnh gì và tuổi nào?
Cây trầu bà hợp với mệnh Mộc, Hỏa và Thủy nhất. Cây trầu bà hợp với tuổi Ngọ và tuổi Thân nhất. Các mệnh và tuổi khác cũng có thể trồng loại cây cảnh này nhưng cần lưu ý một chút khi chọn chậu. Ví dụ như người mệnh Thổ, Kim nên chọn chậu màu cam, đỏ, tím, xanh, nâu hoặc đen.
Các loại cây trầu bà
Cây Trầu bà vàng: Lá hình trái tim khá lớn, có màu xen lẫn màu xanh và vàng tươi vô cùng đẹp mắt.
Cây Trầu bà cẩm thạch: Cả thân và lá cây đều có màu trắng kem xen lẫn một chút màu xanh. Lá cây hơi thuôn dài, có hình trái tim.
Cây Trầu bà cẩm thạch vàng: Lá cây có màu xanh chủ đạo, xen lẫn một chút màu vàng, có hình dạng trái tim nhưng hơi thuôn dài. Thân cây có màu xanh tự nhiên.
Cây Trầu bà ngọc: Lá của cây là sự kết hợp giữa các màu trắng kem, xám và xanh ngọc. Lá cây Trầu bà ngọc thường có hình trái tim với viên uốn lượn.
Cây Trầu bà sữa: Thân cây và lá có màu chủ đạo giống màu sữa, xen lẫn các màu như xanh nhạt, xanh đậm, kem hay bạc. Lá cây có hình trái tim.
Cây Trầu bà bạc: Lá cây dày và nhỏ, có màu xanh và bạc rất đẹp mắt, mặt dưới lá chỉ có màu xanh. Viền lá màu trắng bạc.
Cây trầu bà có độc không?
Calcium oxalate, một loại chất độc có khả năng gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng… có trong thân và lá cây trầu bà. Vì vậy, nên đặt cây tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Nếu không may có người ăn phải lá cây trầu bà, cần lập tức đưa nạn nhân tới các trung tâm y tế.
Công dụng của cây Trầu bà
Làm cảnh: Cây trầu bà có nhiều màu đa dạng, kích thước nhỏ, dễ sinh trưởng, chăm sóc đơn giản, thích hợp để trồng trong các chậu nhỏ đặt ở gần cửa sổ, bàn làm việc.
Thanh lọc không khí: Hấp thụ các chất độc trong không khí, loại bỏ bụi bẩn.
Làm sạch bể nước: Cây trồng bà trồng thủy sinh, rễ cây sẽ làm sạch nước.
Cây trầu bà rất dễ sống, không cần chăm sóc quá nhiều, thậm chí có loại bạn chỉ cần thay nước khi trồng thủy sinh.
Cách trồng cây Trầu bà trong đất
Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, có thể trộn thêm ít phân hữu cơ hay xơ dừa, cần đảm bảo khả năng thoát nước.
Cắt một nhánh Trầu bà dài khoảng 10cm, xanh tốt, có mắt chứa rễ rồi cắm vào đất và tưới nước. Đặt chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng. Sau vài ngày là cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.
Cách trồng cây Trầu bà trong nước
Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh hoặc nhựa, đổ nước hòa thêm ít dung dịch dinh dưỡng. Cắt một nhánh Trầu bà có sẵn rễ, sau đó rửa sạch rễ, loại bỏ rễ thối rồi cắm vào lọ và để cây tự phát triển.
Cách chăm sóc cây Trầu bà
Một số lưu ý khi chăm sóc cây trầu bà để cây phát triển tốt.
Tưới nước: Nên tưới 1 lần một ngày, nhưng chỉ cần tưới ít để đất ẩm, tránh tưới nhiều để cây ngập úng.
Ánh sáng: Nên để cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng, tránh những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Dinh dưỡng: Chỉ cần bón thêm phân cho cây 6 tháng 1 lần. Nếu trồng thủy sinh, chỉ cần thay nước đều đặn 2 tuần 1 lần, có thể không cần thêm dung dịch dinh dưỡng.
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét