Nhiều người Nhật sẵn sàng nhảy việc, dù 50 hay 60 tuổi.

Đối với một số người, mục tiêu hiện là thời gian và địa điểm làm việc, cũng như quyền tự chủ và kiểm soát với sự nghiệp của bản thân. “Ikigai,” hay mục đích sống, ngày càng được nói đến nhiều hơn. Nhiều người ưu tiên gia đình, trong khi những người khác tìm nghề tay trái phù hợp hơn với sở thích của họ.

38
0

Dù nghi thức năm nay có sự khác biệt, vì Covid-19 buộc nhiều công ty phải thu nhỏ quy mô hoặc chuyển sang hoạt động trực tuyến, mục tiêu từ lâu vẫn giống nhau: khởi động thông lệ cả đời cống hiến cho một công ty.

Đổi lại những giờ làm việc kéo dài, sự hy sinh cá nhân và con đường sự nghiệp được định sẵn, nhân viên sẽ được sự đảm bảo về công việc, được tăng lương và địa vị theo thâm niên, đóng góp vào vinh quang của công ty.

Tuy nhiên, mô hình tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản này đang dần lung lay. Các nhà tuyển dụng đã bỏ qua hệ thống này nhiều năm nay, cho rằng tính linh hoạt cao hơn sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh. Và bây giờ, trong bối cảnh đại dịch, áp lực từ phía người lao động cũng đang tăng lên. Khi làm việc tại nhà, họ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ lại sự nghiệp và cuộc sống của mình. Nhiều người muốn thay đổi.

Đối với một số người, mục tiêu hiện là thời gian và địa điểm làm việc, cũng như quyền tự chủ và kiểm soát với sự nghiệp của bản thân. “Ikigai,” hay mục đích sống, ngày càng được nói đến nhiều hơn. Nhiều người ưu tiên gia đình, trong khi những người khác tìm nghề tay trái phù hợp hơn với sở thích của họ.

Dù Nhật Bản vẫn chưa trải qua làn sóng nghỉ việc kiểu Mỹ, ngày càng nhiều người lao động đang cân nhắc chuyển việc. Dữ liệu của chính phủ cho thấy con số này lên tới gần 9 triệu người. Một số sẵn sàng nhảy việc, dù ở độ tuổi 40, 50 hay 60, có công việc ổn định và phải nuôi cả gia đình. Đây là bước đi mạo hiểm và có phần bất thường ở Nhật Bản.

Trong nhóm lao động trẻ, tỷ lệ nghỉ việc tại các công ty lớn trong vòng 3 năm hiện là 26,5%, tăng so với 20,5% cách đây 8 năm, theo một nghiên cứu của Viện Tuyển Dụng. Một số thậm chí đang rời khỏi các thành phố đông đúc để đến các khu vực xa trung tâm. Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1996, dân số Tokyo giảm xuống, một phần do làm việc từ xa.

“Covid đã tạo ra sự thức tỉnh lớn. Mọi người đặt ra câu hỏi ‘Chúng ta có cần tiếp tục làm việc theo cách cũ không?” Kennosuke Tanaka, giáo sư nghiên cứu nghề nghiệp tại Đại học Hosei cho biết, “Nó là một bước ngoặt đối với Nhật Bản.”

“Lần đầu tiên, tôi thực sự nghĩ về việc tôi là ai, bản sắc cá nhân của mình là gì,” ông Harada nói. “Tôi không tìm thấy nhiều ý nghĩa trong công việc. Tôi nhận ra mình chỉ đang lựa chọn trong những đề xuất mà công ty đưa ra chứ không thực sự làm những gì mình muốn”.

Trong những năm qua, Harada nhận ra mọi người thường đến gặp ông xin lời khuyên và ông cũng cảm thấy xúc động mỗi khi họ bày tỏ lòng biết ơn. Chỉ đến năm ngoái, ông mới nhận ra rằng mình cần phải hành động theo hướng đó.

“Tôi từng nghĩ về việc bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình, nhưng Covid-19 đã thúc đẩy tôi thực sự làm điều đó”, ông Harada nói.

Mô hình làm việc truyền thống của Nhật Bản – tạo nên lòng trung thành từ phía người sử dụng lao động và người lao động – có thể có hiệu quả trong thời kỳ phục hồi sau chiến tranh và “Kỷ nguyên bong bóng” thập niên 80. Nhưng giờ nó đã lỗi thời, kìm hãm cả người lao động và nền kinh tế Nhật Bản.

Trong một cuộc khảo sát năm ngoái của hãng bảo hiểm Sompo Holdings, 44% người được hỏi cho biết ưu tiên công việc của họ đã thay đổi trong thời kỳ đại dịch. Giờ họ đề cao thời gian rảnh rỗi, gia đình và mục tiêu nghề nghiệp. Sự thay đổi đặc biệt rõ nét ở những lao động trẻ tuổi.

Họ ngày càng đặt mục tiêu của bản thân lên trên mục tiêu của công ty. Nếu không nhìn thấy tương lai hấp dẫn ở một công ty, họ sẵn sàng nghỉ việc, dù là các tập đoàn hàng đầu. Vì họ gặp ít rủi ro hơn so với những lao động lớn tuổi. Ngày càng nhiều người tham gia vào các công ty khởi nghiệp vì họ thấy đó là nơi thú vị để làm việc, và cũng có tiềm năng phát triển hơn.

Các công ty cũng đang bắt đầu thích nghi với điều này. Họ cải tổ hệ thống tuyển dụng và nhân sự để thu hút nhân tài, khi số ứng viên ngày càng thu hẹp do dân số Nhật Bản ngày càng giảm và già đi.

Một số doanh nghiệp đang chuyển từ mô hình “thành viên” truyền thống (nhân viên về cơ bản thuộc sở hữu của công ty và chỉ chuyển từ công việc này sang công việc khác, từ thành phố này sang thành phố khác mà không cần bàn bạc nhiều) sang mô hình “tự định hướng” (gắn nhân viên với chuyên môn cụ thể và cho họ quyền chủ động hơn khi lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân).

Masato Arisawa, trưởng bộ phận nhân sự của hãng nước trái cây và nước sốt Kagome, cho biết: “Chúng ta đã bước vào thời đại mà các cá nhân có thể lựa chọn tương lai của mình. Chúng tôi tập trung nhiều vào việc thu hút nhân tài hơn là giữ chân họ.”

Kagome đã loại bỏ thang lương theo thâm niên và trả công cho nhân viên phần lớn dựa trên hiệu suất làm việc. Dù công ty vẫn cung cấp việc làm trọn đời, họ không gây áp lực buộc người lao động phải ở lại hoặc coi người đã rời đi như kẻ phản bội. Nếu người lao động quay trở lại, họ vẫn được chào đón.

Ông Arisawa, 61 tuổi, người từng làm việc tại bốn doanh nghiệp cho biết: “Không nên mong đợi nhân viên cống hiến toàn bộ cuộc đời của họ cho một công ty”.

Ryuya Matsumoto – 38 tuổi, đã kết hôn và có hai cô con gái – là một trong những người đã chuyển việc. Anh rời một công ty bảo hiểm lớn vào tháng 8, chủ yếu vì muốn một công việc giúp anh dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và giao lưu quốc tế. Trong đại dịch, công việc của anh không cho phép làm từ xa nhiều và anh thường đi làm cho đến khuya.

Vợ anh cũng đang đi làm và muốn anh giúp đỡ nhiều hơn trong việc nhà và nuôi dạy con cái. Anh đã tham gia một lớp học cấp tốc kéo dài 10 tuần của MINT – một công ty mới thành lập năm 2020 – nhằm giúp mọi người tìm kiếm mục đích sống. Và Matsumoto nhận ra gia đình là mối quan tâm lớn nhất của anh.

Giọt nước làm tràn ly là lệnh thuyên chuyển đến Sendai, cách Tokyo gần 350km. Chán nản, Matsumoto đã nghỉ việc sau khi được nhận vào công ty tư vấn Accenture, nơi cho phép anh làm việc tại nhà toàn thời gian và giao lưu quốc tế như mong muốn.

“Sếp cũ đã đến gặp tôi khoảng năm lần vì muốn tôi xem xét lại việc ra đi,” Matsumoto nói, “Nhưng tôi hạnh phúc với công việc mới này”.

Tomoe Ueyama, một cựu nhân viên Sony, đã thành lập MINT. Cô nói rằng nhiều người tham gia cảm thấy bế tắc trong cuộc sống kém hạnh phúc. Một số lo lắng rằng hệ thống an sinh xã hội sẽ cạn kiệt tiền khi họ nghỉ hưu. Đây là một lý do khiến làm việc hợp đồng hoặc làm việc tự do trở nên phổ biến hơn.

Những người tham gia được khuyến khích xác định lại mục đích sống, làm thêm ngoài giờ và hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp.

Ueyama cho rằng đại dịch đã tạo ra những thay đổi tích cực trong văn hóa làm việc của Nhật Bản. “Dù chậm, Nhật Bản đang tiến tới một xã hội mà mọi người có thể có sự nghiệp và cuộc sống có mục đích hơn. Các tổ chức đang nhận ra rằng sự sáng tạo và linh hoạt là yếu tố quan trọng để tồn tại trong một thế giới hỗn loạn”, cô nói.

Lê Tú Quyên
WRITTEN BY

Lê Tú Quyên

Đừng lợi dụng nhau lúc cảm thấy cô đơn, rồi ngoảnh mặt làm ngơ khi thấy mình đã ổn.

Leave a Reply